6/21/18

SEO là gì?

SEO là gì? là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều trên các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội, nó giúp cho việc kinh doanh online hoặc quảng cáo sản phẩm của bạn trở nên nhanh chóng thông qua website của bạn.

Khi nói về Marketing Online, không thể không nhắc đến cụm từ SEO (Tiếng Anh: Search Engine Optimization, Tiếng Việt được dịch là: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO đóng vai trò rất lớn để đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, tập thể hoặc một nhóm nhỏ ngày nay.

1. Định nghĩa SEO:

SEO viết tắt của từ Tiếng Anh Search Engine Optimization (tạm dịch Tiếng Việt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm); nó tổng hợp những phương pháp tối ưu trang web nhằm thân thiện với các máy chủ tìm kiếm (Search Engine) mà còn làm trang web của bạn tốt hơn cho mọi người sử dụng và SEO còn là một kỹ thuật tập trung hiển thị kết quả của trang web của bạn lên các công cụ tìm kiếm.

Ví dụ một số công cụ tìm kiếm của: Google, Bing, Cốc cốc; từ đó nâng cao thứ hạng trang web của bạn khi người dùng tìm kiếm một thứ gì đó có liên quan đến từ khóa trang web của bạn.

Vậy việc tối ưu hóa trang web của bạn có thể hiểu là tác động trực tiếp đến mã nguồn (Source) lẫn nội dung (Content) và xây dựng liên kết đến các trang web (Backlink); để công cụ tìm kiếm có thể lựa chọn trang web phù hợp nhất để đưa ra kết quả cho người sử dụng với từ khóa mà người dùng đã tìm kiếm.

SEO bao gồm cả các yếu tố kỹ thuật và sáng tạo cần thiết để cải thiện thứ hạng trang web, tăng lưu lượng truy cập và nâng cao tính tiếp cận của công cụ tìm kiếm đối với trang web của bạn.

Có nhiều khía cạnh cho SEO, từ các trang web khác liên kết đến trang web của bạn (Hay còn gọi là kỹ thuật backlink, mình sẽ nhắc đến sau) hay đơn giản là vấn đề đảm bảo trang web của bạn được cấu trúc theo cách mà công cụ tìm kiếm có thể hiểu được.

2. Tại sao trang web bạn cần SEO?

Phần lớn lưu lượng truy cập từ 1 trang web đến từ: Công cụ tìm kiếm (Google, Bing,...), mạng xã hội (Facebook, Zalo), các loại lưu lượng truy cập đến từ trang web khác và phần nhỏ khác đến từ việc gõ trực tiếp địa chỉ từ thanh địa chỉ (Address) của trình duyệt web (Browser) của người sử dụng.

Nhưng hầu hết công cụ tìm kiếm là nơi điều hướng đến trang web bạn nhiều nhất. Điều này cũng khá dễ hiểu vì dù trang web của bạn cung cấp  nội dung, dịch vụ, sản phẩm, thông tin hay bất kỳ thứ gì khác, thì điều duy nhất một người sử dụng internet bình thường cần làm đó là sử dụng công cụ tìm kiếm (Đặc biệt là Google) để tìm kiếm thông tin mà họ đang cần bằng cách search những điều họ muốn hoặc gõ những thông tin mà họ cần tìm. Nếu công cụ tìm kiếm không đưa ra kết quả có trang web của bạn hoặc nội dung trang web của bạn chưa phù hợp với mục tiêu của người tìm kiếm thì trang web bạn đã bỏ lỡ cơ hội rất rất lớn để điều hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

Các công cụ tìm kiếm rất thông minh, nó luôn làm việc và cải thiện công nghệ của họ nhằm thu thập dữ liệu trang web được chính xác và sâu hơn để trả kết quả cho người dùng một cách tốt nhất. Nếu các công cụ không tự cải tiến chính họ, thì bị các đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần của họ thì sao! Tuy nhiên, việc truy cập hay thu thập dữ liệu điều có giới hạn vì thế họ cần sự trợ giúp từ bạn hay các SEOer (người làm SEO) tác động để các công cụ tìm kiếm có thể tìm đến bạn nhanh hơn.

SEO có thể giúp trang web bạn thu hút hàng trăm thậm chí đến hàng ngàn khách truy cập mỗi ngày và tăng sự chú ý cho công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, việc SEO tốt còn giúp tăng thứ hạng trang web trong kết quả mà công cụ tìm kiếm trả về.

Khi bạn thành lập một trang web tin tức, bán hàng, quảng cáo, hay bất cứ trang web như thế nào. Mục tiêu đầu tiên của bạn là muốn người dùng biết đến mình nhiều hơn, bởi vì chả ai muốn bỏ ra số tiền xây dựng một trang web rồi không ai dòm ngó nó hay dù có cũng một lượng truy cập khá hiếm hoi.
Một ví dụ: Với các bạn đang kinh doanh online nhằm tăng độ uy tín, cũng như thuận lợi cho người mua hàng và tăng lợi nhuận trong việc buôn bán của mình, thì bạn sẽ xây dựng trang web cho riêng mình. Nhưng sau khi xây dựng xong, bạn phải quảng cáo, chia sẻ trang web của mình để người dùng biết đến trang web của mình nhưng bạn không biết gì nhiều hoặc chả biết gì về SEO thì rất khó khăn để cạnh trang từ khóa với trang web đã có trước đó.
Hay là về trường hợp này: Bạn cần tìm một cái cây son môi tặng mẹ hay một cái đầm đỏ chấm bi để di ăn tiệc, bạn phải lên Google tìm kiếm gõ cái gì đó (được gọi là từ khóa) thì sẽ ra một loạt kết quả cho bạn; khi đó được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống và đa số các bạn chỉ xem 10 danh sách đầu tiên (trang 1) trên Google mà thôi, rất ít khi sang trang thứ 2 để tìm kiếm đúng không? Vậy 10 trang web đầu tiên sẽ chiếm lượt truy cập nhiều nhất, mấy trang web sau sẽ hầu như chả ai tìm đến nó (Vậy bạn thử đặc câu hỏi nếu trang web của bạn không lọt top 10 thì sao?)
Như vậy bạn cũng tạm hiểu được tầm quan trọng của việc SEO trang web là gì rồi đúng không nào?

3. Nghề SEO là gì?

Nói về SEO sẽ được chia thành 2 loại: SEO Onpage và SEO Offpage, hai khái niệm này seo.t4vn.com sẽ giải thích cụ thể hơn cho các bạn ở bài viết khác về SEO Onpage là gì?SEO Offpage là gì?.

Ở bài viết này, mình xin nói sơ lược về công việc của 2 khái niệm đó:

- SEO Onpage: công việc bạn cần phải làm là tối ưu hóa việc hiển thị nội dung của website (hay còn gọi là source code trong dân IT) sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

- SEO Offpage: chỉ thực hiện khi trang web của bạn đã hoàn tất về tính năng lẫn nội dùng. Vì công việc của nó là xây dựng hệ thống link từ hệ thống website khác hướng đến website của bạn (Hay còn gọi là backlink), nhằm tăng độ uy tín từ đó tăng thứ hạng website của bạn với Google.

=> Như vậy SEO Onpage và SEO Offpage điều khá quan trọng trong việc SEO website. Nhưng công việc SEO Onpage sẽ quan trọng hơn, vì nó có thể "Nói với công cụ tìm kiếm" bằng các thuộc tính, các thẻ mà bạn đã viết bằng CODE, đồng thời nó tác động trực tiếp đến người dùng nhiều hơn là SEO Offpage và công việc SEO Onpage luôn luôn thực hiện trước so với SEO Offpage, vì chẳng ai quảng cáo một sản phẩm chưa hoàn thiện cả.

1. Ở trên mình có nói đến việc SEO Onpage với IT, như vậy công việc SEO khác gì với cái nghề lập trình viên (nghề IT)? Nó hoàn toàn không giống nhau. Nếu IT là nghề tạo ra website (họ là người hiểu chuyên sâu về bộ đồ lòng của website bạn) thì nghề SEO họ là những người làm cho các công cụ tìm kiếm biết đến website của bạn (họ chuyên về soạn thảo văn bản, Adwords, đặt backlink, phân tích và đo lường kết quả từ khóa,...). Vì vậy SEO và IT không liên quan gì đến nhau cả mà những người này sẽ hợp sức đưa website bạn vận hành tốt nhất có thể (Ở đây mình không nói đến việc IT biết về SEO thì họ có thể làm hết A-Z cho website của bạn).

2. Vậy SEO có cần biết lập trình không? Mình xin nhắc lại, SEO là công việc bạn phải nói chuyện với công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ của công cụ tìm kiếm. Mà ngôn ngữ của công cụ tìm kiếm chỉ là ngôn ngữ lập trình (chính là ngôn ngữ lập trình web thôi nhé), vì thế bạn hiểu ngôn ngữ lập trình web mới có thể giúp bạn SEO tốt được, bạn mới hiểu được website bạn đang SEO cần gì và công cụ tìm kiếm muốn gì ở website của bạn. Nhưng mức độ hiểu cơ bản, không cần quá chuyên nghiệp dân IT

3. Thêm một vấn đề nữa, SEO cần biết soạn thảo văn bản không? công việc gõ bàn phím thì chắc ai cũng biết từ bặp bẹ đến chuyên nghiệp. Nhưng công việc soạn thảo văn bản đối với SEO là rất quan trọng, đặc biệt là công việc sao chép bài viết (Copy Writer hay Re-Write). Vì 100% người truy cập đến trang web của bạn là để xem nội dung văn bản, nó cũng là mấu chốt thu hút và níu giữ khách hàng của bạn (Các website video, thì cũng phải có tiêu đề nhé). Công việc sao chép này, không đơn giản chỉ là copy và paste mà họ cần chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với website nội dung, hình ảnh, video phải sáng tạo và thu hút người xem và nó phải được cập nhật liên tục.

4. Vì vậy, nghề SEO cũng đòi hỏi bạn phải sáng tạo nội dung, hình ảnh lẫn video (nếu có). Nếu một bài viết quá nhiều chữ khiến người đọc đi vào giấc ngủ đặc biệt nội dung khiến họ nhàm chán, vì thế cần sử dụng hình ảnh hoặc video để diễn đạt nội dung một cách tóm lược hoặc trình bày ý tưởng nào đó. Nên công việc SEO cũng đòi hỏi bạn biết một chút về công cụ chỉnh sửa hình ảnh hoặc biên tập video dù không chuyên nghiệp, nhưng đủ để bạn truyền đạt nội dung bày viết là đủ.

5. SEO là một nhánh của SEM (Viết tắt của Search Engine Marketing, tạm dịch là Marketing công cụ tìm kiếm). Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 một cuộc cách mạng sử dụng kỹ thuật số và thiết bị điện tử như: máy tính và internet để phục vụ công việc của mình, thì việc Marketing Online cũng không thể không phát triển nhằm bắt kịp với xu hướng hiện tại mà mình đã nói trên SEO là một nhánh của SEM vì thế cũng khá quan trọng trong việc marketing một sản phẩm của bạn thông qua website.

4. Trong giới SEO được chia thành mấy loại?

Khi bạn đã và đang tìm hiểu về SEO, thì chắc hẳn bạn cũng có nghe đến từ HACKER nó được chia thành: Hacker mũ trắng, mũ đen và cả mũ xám (vừa trắng mà lại vừa đen hay cafe sửa). SEO cũng vậy, cũng được chia thành: SEO mũ trắng, SEO mũ đenSEO mũ xám. Tuy nhiên, khác với hacker ở chỗ SEO tuy chia thành nhiều loại nhưng tất cả điều có chung một mục đích là đưa website cần SEO cho công cụ tìm kiếm biết đến, còn Hacker nhiều nhóm sẽ chia thành nhiều loại khác nhau không chung một mục đích.

Như đã nói trên, công việc của một SEOer phải làm là cho website biết đến công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, công việc này không phải đơn giản mà mất khá nhiều thời gian công sức và dựa vào khá nhiều yếu tố.

- SEO mũ trắng: Là họ dùng những kỹ thuật SEO mà ở đó công cụ tìm kiếm khuyến khích sử dụng, làm theo "các bước hướng dẫn" thời gian thực hiện công việc khá lâu mất khá nhiều công sức. Nhưng công cụ tìm kiếm có thể giữ kết quả của bạn ở top khá lâu và bền bỉ không sợ bị band hay lock.

- SEO mũ đen: Họ ứng dụng những công cụ bị cấm bởi các công cụ tìm kiếm nhằm để quảng báo website, nhằm đạt được mục đích nhanh nhất có thể. Một kỹ thuật khá phổ biến của SEO mũ đen là "Spamming" hay mình tạm gọi là đi rải link ở khắp diễn đàn, mạng xã hội một cách vô tội vạ, tràn lan và thực hiện công việc này khá nhanh (vì đa số công việc này sẽ dùng đến công cụ auto). Nhưng công việc này có thể gây ra website của bạn không lâu sẽ không còn trong công cụ tìm kiếm.

- SEO mũ xám: Là dùng kỹ thuật kết hợp giữa SEO mũ trắng và mũ đen, nhằm đạt kết quả tốt và bền vững như SEO mũ trắng, nhanh chóng như SEO mũ đen. Nhưng tỉ lệ bị band khá thấp, khá thấp không đồng nghĩa với việc không có.

Đa số dịch vụ SEO và các SEOer cá nhân họ sử dụng kỹ thuật của SEO mũ xám nhiều hơn; vì nếu áp dụng SEO mũ trắng thời gian khá lâu, thời gian lâu đồng nghĩa với việc tốn khá nhiều chi phí và tỉ lệ thành công không biết sẽ như thế nào, còn sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen một phát ăn ngay nhưng thời gian "ăn hành" cũng khá cao.

Tuy nhiên, áp dụng kỹ thuật SEO mũ xám không phù hợp cũng có thể dẫn đến tác hại như SEO mũ đen:

- Rơi vào SandBox của công cụ tìm kiếm. Website của bạn bị liệt vào danh sách đen và khó có thể lấy lại kết quả tìm kiếm.

- Từ khóa của website không còn xuất hiện trong thời gian dài.

- Trang chủ không còn index trong kết quả tìm kiếm.

- Website bị rớt hạng nhanh chóng ở các từ khóa.

Cách hiệu quả nhất cho việc SEO website của bạn là phải có quy trình chiến lược và hướng đi rõ ràng cho website dựa vào từ khóa cần SEO.

Related Posts

SEO là gì?
4/ 5
Oleh